Đồng thời, trong hai năm 2020, 2021 dịch bệnh covid-19 hoành hành làm cho sức khỏe con người suy giảm, bệnh tật, hạn chế sự di chuyển trong nước và ngoài nước. Nền kinh tế toàn cầu suy yếu nhiều doanh nghiệp gặp khủng hoảng và bị loại khỏi thị trường, nhiều người bị mất việc làm, thất nghiệp.
![]() |
Cùng với đó những người có tiền họ không muốn giữ nhiều tiền mặt vì tỷ giá biến động liên tục, họ muốn mang tiền vào tài sản, đặc biệt là bất động sản. Vì vậy, nhiều Việt Kiều mang tiền về Việt Nam mua đất, mua nhà, mua chung cư với mục đích đầu tư kiếm lợi, cho thuê,…. Họ gặp nhiều khó khăn trong giao dịch và pháp lý Bất động sản.
Đầu tiên Việt Kiều là ai theo quy định pháp luật Việt Nam? Việt Kiều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm hai đối tượng (1) là công dân Việt Nam và (2) là người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Căn cứ Khoản 3 Điều 03 Luật quốc tịch năm 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Việt kiều theo pháp luật nhà ở Việt Nam, thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”
Việt Kiều để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở:
(1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
(2) Hình thức để được sở hữu nhà ở hợp pháp: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Để Việt Kiều hợp lệ sở hữu nhà ở tại Việt Nam họ cần cung cấp các giấy tờ theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở quy định:
Như vậy, để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đồi hỏi phải có đủ điều kiện và cung cấp được giấy tờ chứng minh họ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bibliography
[1]:Law №65/2014/QH13 dated November 25,2014, on housing (Accessed: 04 June 2021)
[2]: Land law №45/2013/QH13 dated November 29, 2013 (Accessed: 04 June 2021)
[3]: Decree of Government №99/2015/ND-CP dated October 20,2015, on guidelines for The Law on housing (Accessed: 04 June 2021)
[4]: Law №24/2008/QH12 of November 13, 2008, on Vietnamese Nationality (Accessed: 04 June 2021).
George Nguyen